KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2022 -2026

Tên file: KH-CHIEN-LUOC-22-26.doc
Tải về

UBND HUYỆN TAM NÔNG

TRƯỜNG THCS PHÚ NINH

Số:  49 /KH-THCSPN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tam Nông, ngày 31 tháng 12 năm 2021

KẾ HOẠCH

Chiến lược xây dựng và phát triển giáo dục nhà trường

giai đoạn  2022 -2026

Trường trung học cơ sở Phú Ninh là một trong những trường thuộc xã vùng sâu của huyện Tam Nông; tọa lạc trên quốc lộ 30 hướng đi từ Cao Lảnh đến Hồng Ngự , huyện Tam Nông  thuận lợi cho việc học tập, giao lưu văn hóa, khoa học, đời sống, kinh tế, chính trị với các vùng lân cận như An Phòng , Tân quới thuộc Thanh Bình, …Đa phần gia đình học sinh sống bằng nghề nông và làm thuê; . Khuôn viên trường có diện tích  18.296 m2. Khối công trình gồm: 16 phòng học đủ phục vụ dạy học 02 ca/ ngày; phòng phục vụ học tập 04 phòng: Đoàn, Đội, Truyền thống, Thư viện; khu chức năng 12 phòng: Phòng Nhạc, Mĩ Thuật, Phòng Văn, Phòng Toán,01  Phòng Lịch sử – Địa Lý, 04 phòng Khoa học tự nhiên, 01 phòng ngoại ngữ, 01 phòng công nghệ, 01 phòng tin học; khu phòng hành chính 07 phòng gồm: phòng làm việc của Hiệu trưởng,2 phòng  Phó Hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng  thường  trực, phòng  của Công Đoàn; khu nhà vệ sinh dành cho giáo viên 05 phòng 10 hố xí, 2 máng tiểu nam, học sinh 02 phòng 12 hố xí 2 máng tiểu được tách nam nữ riêng biệt. Khu để xe biệt lập dành cho giáo viên và học sinh làm bằng vật liệu kiên cố. Diện tích sân chơi, bãi tập 2000 m2;

Năm học 2021- 2022, trường có 64 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đó có 62 cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ đạt chuẩn; 02 giáo viên chưa đạt chuẩn. Số học sinh là 1228 em, được chia thành 31 lớp. Trường có tổ chức Chi bộ Đảng gồm 39 đảng viên;

Trường THCS Phú Ninh được thành lập  năm 2006 được tách ra từ trường Phổ Thông Trung Học Tam Nông , trên quê hương giàu truyền thống cách mạng, giàu truyền thống văn hoá và hiếu học. Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các bậc phụ huynh và nhân dân địa phương, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các thế hệ  giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục nhà trường luôn được nâng lên. Trường nhiều năm liền đạt danh hiệu: “Tập thể lao động tiên tiến”;  Đặc biệt, trong những năm gần đây chất lượng giáo dục toàn diện của trường ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng được giữ vững. Tốt nghiệp THCS luôn đạt từ  100% trở lên, trong đó tỷ lệ khá và giỏi trên 50%. Trong các Hội thi học sinh giỏi văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh đều có học sinh đạt giải;

Đây là sự khẳng định về chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường trong những năm vừa qua, đồng thời cũng là tiền đề quan trọng để nhà trường xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn sau, với mục tiêu duy trì chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu, đã và sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn xã;

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế và sự phát triển như vũ bão của CNTT, của nền kinh tế xã hội nước nhà…đòi hỏi cần có con người Việt Nam sáng tạo năng động, có kỹ năng sống, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Với tinh thần đó, trường THCS Phú Ninh  xây dựng “Chiến lược xây dựng và phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2022 – 2026 ”;

Chiến lược xây dựng và phát triển giáo dục trường THCS Phú Ninh giai đoạn 2022 -2026 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Phú Ninh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
  2. Môi trường bên trong

– Số liệu cụ thể

CBQL

Giáo viên Nhân viên Học sinh Diện tích Phòng học Phòng bộ môn Phòng Thư viện Phòng Y tế Các phòng ban khác
03 55 6 1228 18.296 m2 16 12 01 01

07

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ:

Trình độ

Tình độ chuyên môn TCCT SCCT Tin học Ngoại ngữ
Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Khác A B A B TOEIC

CBQL

03 01 02 1 2

 

3

Giáo viên

55 2 55 50 5 49

6

Nhân viên 06 04 01 01 4 4 1

3

* Phân tích điểm mạnh

– Trình độ chuyên môn của giáo viên: có 01 giáo viên thạc sĩ

 Công tác tổ chức quản lý của lãnh đạo nhà trường: Ban lãnh đạo nhà trường là những cá nhân, tập thể nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm cao, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Tích cực trong công tác tham mưu với các cấp, các ngành để từng bước xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo mục tiêu khang trang, sạch đẹp, khoa học nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu chính trị hàng năm của đơn vị. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức, triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: nhiệt tình, đoàn kết và biết chia sẻ trách nhiệm, hợp tác gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Có lực lượng giáo viên cốt cán được khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ ở các cấp huyện và tỉnh, được phụ huynh  học sinh tín nhiệm.

* Phân tích điểm yếu

–  Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:

+ Còn 02 giáo viên chưa đạt chuẩn; 02 BGH chưa có TCCT

+ Tính sáng tạo chưa cao, đôi khi còn thiếu quyết liệt trong công tác điều hành.

+ Chưa bồi dưỡng được nhiều giáo viến có tay nghề cao để đáp ứng với yêu cầu thực tế nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, phân công công tác còn có những bất cập do cơ cấu đội ngũ của nhân viên chưa đủ

–  Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một số ít giáo viên ứng dụng CNTT còn hạn chế; chất lượng đội ngũ chưa thực sự đều tay, còn một số ít giáo viên – nhân viên chưa thực sự tâm huyết trong công việc; số lượng giáo viên mũi nhọn còn mỏng.

– Chất lượng học sinh: Tỷ lệ học sinh các lớp đầu cấp bị hổng kiến thức còn tương đối cao; một số học sinh còn ham chơi, chưa chăm học.

– Cơ sở vật chất: mặc dù nhà trường hàng năm đều trích một phần kinh phí hoạt động để đầu tư mua sắm thêm. nhiều thiết bị dạy học đã hư hỏng và thiếu so với quy định; thiết bị thiếu thí nghiệm thực hành, đặc biệt là hóa chất thí nghiệm,

–  Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tốt. Tuy nhiên công tác tập hợp đôi lúc chưa cao, một số thành viên còn phải tham gia làm kinh tế gia đình nên đôi lúc họp bàn một số nội dung kế hoạch chưa sâu.

  1. Môi trường bên ngoài

Xã Phú Ninh  gồm có 5 ấp gồm ấp 1, ấp 2, ấp 2 , Ấp Phú An, ấp Ninh Thuận. Địa bàn dân cư sống chủ yếu có 3 cụm tuyến dân cư như Ấp 2, Ấp 3, Ấp Phú An. Xã Phú Ninh là một xã thuần nông, cuộc sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Trong những năm gần đây xã thực hiện tốt công tác vận động đưa người dân đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài nên kinh tế địa phương có phần khởi sắc. Bên cạnh đó, xã cũng nằm trong lộ trình xây dựng xã Nông thôn mới nâng giai đoạn 2020-2025 nên được đầu tư cơ sở hạ tầng. Trình độ dân trí ngày được nâng lên, người dân có ý thức và quan tâm nhiều hơn về công tác giáo dục của địa phương.

Nhu cầu con em nhận được nền giáo dục chất lượng cao của phụ huynh và học sinh hiện nay là rất lớn và ngày càng tăng. Trong khi đó, nhà trường đã và đang được đầu tư từ  nhiều nguồn lực, vật chất, con người. Tất cả phòng học đều thoáng mát tạo điều kiện môi trường cơ sở vật chất thuận tiện cho giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó nhà trường cũng nhận  được sự tín nhiệm cao của các bậc cha mẹ học sinh và học sinh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường thu hút đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.

* Phân tích cơ hội

– Được sự quan tâm của các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương; sự đồng thuận vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn trong việc giáo dục thể hệ trẻ.

– Được phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.

– Đội ngũ giáo viên nhân viên trẻ của nhà trường được đào tạo bài bản, nhiệt tình, có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt, nếu được bồi dưỡng tay nghề thường xuyên, sẽ là lực lượng kế thừa đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm.

– Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Nhà nước đang mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà trường khai thác và phát huy các nguồn lực vật chất, tài chính, văn hoá, chuyên môn để cùng chăm lo nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

– Nhà trường nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương.

*Phân tích thách thức

– Là trường học có quy mô lớn, số học sinh  nhiều gây khó cho công tác quản lý.

– Sự cạnh tranh lành mạnh của các trường THCS trong huyện.

– Cơ sở vật chất – thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục.

– Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội; xu thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và trong thời kỳ hội nhập.

– Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục chưa cao.

– Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tích cực, dạy học cá thể và nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên còn hạn chế.

– Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiện đại vẫn là yêu cầu luôn cấp thiết trong thời đại mà khoa học kĩ thuật tiến bộ như vũ bão.

Xác định các vấn đề ưu tiên

– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

– Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của mỗi học sinh; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy – học và quản lý; tăng cường các tổ chức hoạt động tập thể, giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giáo dục trải nghiệm sáng tạo.

– Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá với quy hoạch hợp lý và mua sắm mới trang thiết bị hiện đại để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Duy trì và phát huy cảnh quan nhà trường khang trang – sạch – đẹp, tạo dựng môi trường an toàn và thân thiện.

– Thực hiện đánh giá các hoạt động của nhà trường về công tác quản lý và giảng dạy theo bộ tiêu chuẩn đã quy định, có giải pháp định hướng thúc đẩy thông qua kiểm tra, đánh giá, tổng kết.

  1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
  2. Tầm nhìn

Là một trường có bề dày truyền thống về chất lượng giáo dục ổn định, nhiều năm liền là tập thể lao động tiên tiến, đạt nhiều giải trong các phong trào hội thi. Nhà trường là nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới trở thành một trong những đơn vị có chất lượng giáo dục cao trong huyện. Đây là cơ sở thuận lợi để nhà trường có định hướng trong việc xây dựng nhà trường thành đơn vị giáo dục xuất sắc.

Trong giai đoạn 2022 – 2026 duy trì ổn định về quy mô, chất lượng giáo dục; dần từng bước cải thiện môi trường giáo dục, nâng cao hiệu quả giáo dục để năm 2021 được đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3 để duy trì  trường đạt chuẩn Quốc gia và đạt mức độ 2.

  1. Sứ mệnh

Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, nề nếp – kỷ cương, chất lượng cao để mỗi học sinh đều có cơ hội học tập, rèn luyện, phát triển hết tiềm năng, phát triển tài năng của mình

  1. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường

– Nối kết truyền thống.

– Chất lượng giáo dục cao.

– Tự hào – tự tin khát vọng vươn lên .

– Phát triển – Đổi mới và hội nhập.

  1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
  2. Mục tiêu chung

– Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục toàn diện, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời kỳ hội nhập. Là một trong những trường THCS có chất lượng giảng dạy Tiếng Anh  với người nước ngoài.

– Đào tạo thế hệ học sinh có truyền thống tự hào là học sinh Phú Ninh, là những công dân có ích cho gia đình và xã hội, là những con người mới XHCN, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực làm chủ cuộc sống, phát triển đầy đủ về thể lực và trí lực để sống làm việc và hội nhập toàn cầu.

– Tích cực vận dụng nguồn lực xã hội hóa trong giáo dục để phối hợp tốt trong giáo dục nâng cao cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo của nhà trường.

  1. Mục tiêu cụ

2.1. Mục tiêu ngắn hạn: Ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục để hướng tới mục tiêu duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia, khẳng định thương hiệu nhà trường trên địa bàn của huyện.

Từ năm 2022 – 2023: Giai đoạn trường THCS Phú Ninh  phấn đấu nâng cao chất lượng:

  1. Chất lượng đội ngũ :

– Tỉ lệ giáo viên xếp loại tay nghề từ khá trở lên (100%) trong đó xếp loại giỏi (75%)

–  Tỉ lệ CBQL,GV sử dụng thành thạo vi tính, ứng dụng tốt CNTT trong quản lý, giảng dạy 100%.

–  Nhà trường luôn là cơ sở giáo dục được nhân dân, xã hội tin tưởng.

  1. Chất lượng giáo dục:

– Hiệu suất quả đào tạo (65%).

– Tỉ lệ HS lớp 9  tốt nghiệp THCS 100% (loại khá – giỏi (20%)

– Hằng năm, có học sinh đạt HSG cấp huyện, tỉnh .

– Học lực: Giỏi: 15% Khá: 40%, TB: 44%, Yếu: 1 %

– Hạnh kiểm: Tốt: 80%  Khá: 20%

– Tỷ lệ học sinh lên lớp trên: 98%

2.2. Mục tiêu trung hạn: Duy trì bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn; được đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục và duy trì đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Năm 2022 – 2026: tiếp tục giữ vững tập thể lao động tiên tiến.

– Mục tiêu phấn đấu của Đội ngũ cán bộ – giáo viên – nhân viên:

  1. Chất lượng đội ngũ:

* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Đại học: tỷ lệ 100%

*Trình độ lý luận chính trị:

Trung cấp: tỷ lệ: 10%

*Trình độ tin học:

Chứng chỉ tin học căn bản và chứng chỉ A: tỷ lệ: 80%

* Trình độ tay nghề của giáo viên:

Giỏi tỷ lệ trên : 75%

Khá đạt tỷ lệ dưới: 25%.

b.Chất lượng đào tạo:

– Học lực: Giỏi: 20%      Khá: 40% , TB: 39 %, Yếu: 1 %

– Hạnh kiểm: Tốt: 80%  Khá: 20%

–  Có 3% học sinh lớp 9 là học sinh giỏi cấp huyện.

– Tỷ lệ học sinh lên lớp trên: 98%

– Hiệu quả đào tạo: 70%

– Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS: 100%    Trong đó: Giỏi – Khá : 35%

– Học sinh lớp 9 vào trường THPT: 75%

– Đạt giải cao trong giải Hội khỏe Phù Đổng,

– Năm 2021 – 2022 phấn đấu đạt danh hiệu Thư viện tiên tiến; Phấn đấu đạt kiểm định chất lượng và duy trì trường chuẩn Quốc gia.

–  Từ năm  2022  đến năm 2026 phấn đấu có năm đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc

2.3. Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2026, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

+ Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp những trường có chất lượng cao của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

+ Duy trì đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2022-2026 và đề nghị về trên công nhận lại kiểm định chất lượng giáo dục và trường chuẩn quốc gia.

+ Có quy  mô ổn định và phát triển. Tiếp tục đạt cấp độ 3 trong kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Năm 2022 – 2025: tiếp tục giữ vững tập thể lao động tiên tiến.

– Mục tiêu phấn đấu của Đội ngũ cán bộ – giáo viên – nhân viên:

  1. Chất lượng đội ngũ:

* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Đại học: tỷ lệ 100%

* Trình độ lý luận chính trị:

Trung cấp: tỷ lệ: 15 %

*Trình độ tin học và anh văn:

Chứng chỉ A anh văn: tỷ lệ: 100%

Chứng chỉ tin học căn bản và chứng chỉ A: tỷ lệ: 85%

* Trình độ tay nghề của giáo viên:

Giỏi tỷ lệ: 80%

Khá : tỷ lệ: 20%.

  1. Chất lượng đào tạo:

– Học lực: Giỏi: 25%      Khá: 45%, TB: 29%, Yếu: 1%

– Hạnh kiểm: Tốt: 90%  Khá: 10%

–  Có nhiều hơn 3% học sinh lớp 9 là học sinh giỏi cấp huyện.

– Tỷ lệ học sinh lên lớp: 99%

– Hiệu quả đào tạo: 75%

– Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS: 100%    Trong đó: Giỏi – Khá : 40%

– Học sinh lớp 9 vào trường THPT: 75%

– Đạt giải cao trong các kỳ Hội khỏe Phù Đổng.

–  Duy trì và công nhận lại trường Xanh – Sạch – Đẹp và thư viên trường học tiên tiến.

– Duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia.

Cơ sở vất chất: Có đủ phòng học phục vụ giảng dạy và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bàn ghế đúng chuẩn, đủ ánh sáng, thoáng mát.

Chỉ tiêu thi đua

– Trường: duy trì giữ vững danh hiệu tập thể Tiên tiến; đến 2021 phấn đấu đạt Tập thể lao động Xuất sắc, giữ vững danh hiệu cơ quan văn hoá.

– Chi bộ đạt tổ chức đảng trong sạch vững mạnh xuất sắc.

– Các tổ chức: Công đoàn, Chi đoàn, Liên đội đạt Vững mạnh xuất sắc.

– Hàng năm có từ 85% lao động Tiên tiến trở lên, trong đó có 15% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở trở lên.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

  1. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ.

1.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức

          – Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể:

– Đối với Cán bộ quản lý: 100% trình độ Đại học; 100% tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị; 100% được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm đều được xếp loại Xuất sắc.

– Đối với Giáo viên: 100% trình độ đào tạo đại học, 100% giáo viên có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, 60% giáo viên có chứng chỉ Ngoại ngữ; 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ loại Khá trở lên, trong đó có 25% giáo viên được xếp loại xuất sắc; 100% giáo viên đều xếp loại Khá, Tốt về chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên xếp loại Trung bình; 80% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 20% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi huyện trở lên; 100% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên.

 

1.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, viên chức

Nhu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 2022 đến 2026

Năm học

Số lớp TS CB, GV, NV CB

QL

GV NV
VH

CB

AN MT TD Tin KT VT TV TB

YT

2020-2021

30 67 3 49 2 2 4 2 1 1 1 1 1

2021-2022

31 69 3 51 2 2 4 2 1 1 1 1

1

2022-2023

30 67 3 49 2 2 4 2 1 1 1 1

1

2023-2024

30 67 3 49 2 2 2 2 1 1 1

1

1

2024-2025 30 67 3 49 2 2 4 2 1 1 1 1

1

1.3. Giải pháp thực hiện

– Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng lãnh đạo và giáo viên theo hướng sử dụng tốt những giáo viên hiện có và tuyển dụng giáo viên mới đáp ứng được yêu cầu của công việc.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, trí tuệ, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu cao của xã hội trong thời kỳ hội nhập.

– Tạo môi trường làm việc thân thiện, năng động, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên nhân viên đều tự hào, mong muốn cống hiến cho sự phát triển bền vững của nhà trường.

– Nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên nhân viên, tạo nguồn thu nhập ổn định để đội ngũ an tâm công tác.

– Không ngừng cải tiến công tác thi đua, khen thưởng sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hướng tới sự công bằng, lành mạnh, tạo điều kiện cho từng cá nhân phấn đấu nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động.

– Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức tốt Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong đội ngũ  nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho công tác dạy và học của nhà trường.

– Tổ chức kiểm tra đánh giá chặt chẽ, đúng quy định. Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý (chuẩn hiệu trưởng), giảng dạy (chuẩn nghề nghiệp giáo viên) nhằm đánh giá đúng năng lực từng cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển đội ngũ kế cận.

  1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dạy học hướng tới cá thể.

– Nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy và học.

– Tăng cường rèn luyện kỹ năng và khả năng tương tác của học sinh trong quá trình dạy học.

– Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo điều kiện phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của từng học sinh.

– Đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.

– Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn và giáo dục tốt kỹ năng sống cho học sinh; giúp học sinh có được những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hội nhập cơ bản.

– Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử… Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.

– Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng máy tính, thông thạo ngoại ngữ, phục vụ cho công việc giảng dạy làm việc trong ngôi trường tiên tiến hiện đại.

  1. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học.
  2. Nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2020 đến 2025

 

Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Diện tích (m2) Ghi chú
Khối phòng học

Phòng

2

72m2/ phòng

Khối PHBM  
– PHBM Vật lí

Phòng

1

72m2/ phòng

– PHBM Hóa học

Phòng

1

72m2/ phòng

– PHBM Tin học

Phòng

1

72m2/ phòng

– PHBM Tiếng Anh

Phòng

1

72m2/ phòng

– PHBM Công nghệ

Phòng

1

72m2/ phòng

– PHBM Toán

Phòng

1

72m2/ phòng

– PHBM Âm nhạc

Phòng

1

72m2/ phòng

– PHBM Văn

Phòng

1

72m2/ phòng

–  PHBM Lịch sử – Địa lý

Phòng

1

72m2/ phòng

– PHBM Âm nhạc

Phòng

1

72m2/ phòng

– Thư viện

Phòng

1

90 m2

– Kho TBDH dùng chung

Phòng

1

72m2/ phòng

– Phòng truyền thống

Phòng

1

72m2/ phòng

– Nhà đa năng

Nhà

1

200m2

Khối phòng hành chính quản trị  
Phòng giáo viên

Phòng

1

72 m2

– Phòng họp

Phòng

1

90 m2

– Phòng tổ chuyên môn

Phòng

6

38 m2

– Phòng tổ hành chính

Phòng

1

38 m2

– Kho

Phòng

1

38 m2

– Phòng bảo vệ

Phòng

1

20 m2

 Sân chơi, hệ thống thoát nước

1

2000 m2

Tổng cộng  
  1. Các giải pháp thực hiện

– Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phấn đấu có đủ phòng học, phòng bộ môn theo tiêu chí về giáo dục xây dựng nông thôn mới, đáp ứng các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia trong giai đoạn mới.

– Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, phòng học bộ môn, khu làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên, nâng cấp sân trường, đặc biệt tham mưu với chính quyền đại phương xây dựng sân chơi bãi tập của học sinh

– Tiếp tục đầu tư máy tính, máy chiếu, lắp đặt hệ thống camera và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Lan và Internet, diễn đàn giáo dục trên hệ thống trường học kết nối.

–  Đề nghị với Đảng ủy, HĐND, UBND xã mở rộng bổ sung Quy hoạch đất cho  trường đáp ứng số lượng học sinh đang có xu hướng gia tăng đều cho các năm đến năm 2025.

– Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tổ chức bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Tham mưu cho Ban lãnh đạo ngành giáo dục, UBND xã về kế hoạch tuyển sinh đầu cấp; đề xuất với UBND huyện về việc xây thêm phòng học để đảm bảo đầy đủ phòng học cho năm tới.

–  Xây dựng kế hoạch mua sắm hợp lý các trang thiết bị dạy học hiện đại, đúng chuẩn để phục vụ tốt cho yêu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh.

  1. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.

–  Quản lý tất cả các khâu trong nhà trường bằng các phần mềm tương ứng.

– Tiến tới quản lý điểm số bằng sổ điểm điện tử.

– Thực hiện có hiệu quả chương trình ứng dụng về Công nghệ thông tin.

  1. Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.

– Làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đổi mới nhận thức về giáo dục, tích cực đầu tư cho giáo dục, làm tốt công tác khuyến học – khuyến tài thông qua việc phối hợp tổ chức thành công Đại hội giáo dục xã các nhiệm kỳ.

– Tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã, thoả thuận thống nhất với  Hội CMHS hàng năm để huy động nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục hỗ trợ nhà trường nâng cấp về cơ sở vật chất, hỗ trợ các hoạt động giáo dục.

– Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân.

– Phối hợp chặt chẽ với CMHS trong việc huy động và giáo dục học sinh. Tích cực tuyên truyền cho cha mẹ học sinh tham gia BHYT, BHTT cho học sinh và tổ chức tốt hoạt động y tế học đường.

– Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội ủng hộ và phối hợp trong công tác giáo dục.

  1. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội; giao lưu, hợp tác quốc tế

Nâng cấp và khai thác có hiệu quả website của nhà trường, giới thiệu rộng rãi các hoạt động của nhà trường trên các phương tiện thông tin đặc biệt qua website của nhà trường để CMHS, học sinh có thể truy cập thông tin về nhà trường. Khai thác hiệu quả chương trình Sổ liên lạc điện tử nhằm giúp phụ huynh theo dõi được quá trình học tập và rèn luyện của con, em giúp họ an tâm khi gửi con em theo học tại trường.

Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội để phối hợp tốt việc giáo dục học sinh.

Quan hệ tốt chính quyền, cộng đồng, các cơ quan ban ngành nơi địa bàn trường trú đóng. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của địa phương, cộng đồng và khu vực.

  1. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục; xây dựng thương hiệu nhà trường.

Khai thác triệt để cổng thông tin điện tử của đơn vị, tăng cường đăng tin bài về các hoạt động giáo dục của đơn vị để xây dựng thương hiệu nhà trường.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, CMHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường, để kế hoạch chiến lược của nhà trường trở thành kế hoạch chiến lược của từng cá nhân, tổ chức đơn vị trong nhà trường với mục tiêu chiến lược và giải pháp chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn.

  1. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

– Giai đoạn 1: Năm 2022-2023: Phổ biến lấy ý kiến đóng góp, hoàn thành và triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, tập trung đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện 40% kế hoạch chiến lược.

– Giai đoạn 2: Năm 2022-2024: Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch chiến lược cho phù hợp với yêu cầu mới. Tập trung bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, các phòng chức năng, phòng bộ môn theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Thực hiện 80% kế hoạch chiến lược.

– Giai đoạn 3: Năm 2024-2026: Đẩy mạnh các hoạt động đã được đề ra trong kế hoạch, nâng cao chất lượng giáo dục. Thu thập thông tin, kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về việc thực hiện kế hoạch chiến lược giai đoạn 2022 – 2026. Thực hiện 100% kế hoạch chiến lược.

  1. Phân công nhiệm vụ cụ thể

–  Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Tổ chức sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm, đề xuất nội dung, biện pháp cần điều chỉnh, bổ sung trong kế hoạch từng năm học.

Phó Hiệu trưởng chuyên môn: Với nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

Phó Hiệu trưởng cơ sở vật chất: Với nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

Chủ tịch công đoàn, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách: Triển khai thực hiện kế hoạch trong đoàn thể được phân công phụ trách. Báo cáo thường kỳ nội dung, biện pháp, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

– Tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong từng tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch ngày càng hiệu quả.

– Cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo phần việc, từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

– Trách nhiện của học sinh: Ra sức rèn luyện đạo đức và năng lực học tập theo phương châm “Chăm ngoan – Học tốt “ và khẩu hiện hành động: “Tự tin – Đoàn kết – Vượt khó – Vươn lên”, có ý kiến đóng góp xây dựng nhà trường của các tổ chức đoàn thể. Tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học hoăc học nghề. Phấn đấu trở thành những người công dân tốt.

– Trách nhiệm của ban Đại diện cha me học sinh và cha mẹ học sinh: Phối hợp với nhà trường, giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh các giá trị cốt lõi trong hệ thống giá trị của kế hoạch chiến lược. Hỗ trợ tinh thần, vật chất xây dựng đóng góp ý kiến giúp nhà trường hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển từng giai đoạn của kế hoạch chiến lược.

  1. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

– Đối với  Phòng Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành huyện Tam Nông:

+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt,  giúp nhà trường thực hiện nội dung theo đúng Kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển.

+ Hỗ trợ về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

– Đối với UBND xã Phú Ninh, UBND huyện Tam Nông: Có cơ chế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo các tiêu chí giáo dục của dự án phát triển nông thôn mới nâng cao để nhà trường thực hiện kế hoạch chiến lược./.

 

Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

– Phòng GD&ĐT Tam Nông (phê duyệt);  
– UBND xã (b/c);  
– Lưu: VT.  
 

             Nguyễn Minh Hải

 

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT