Chuyên đề: “Hướng dẫn học sinh yếu lớp 6 học tốt môn toán”

Tên file: Chuyên-đề-Toán-HKI-2017-2018-Quoc.doc
Tải về
TRƯỜNG THCS PHÚ NINH

TỔ TOÁN – TIN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                                                           

CHẪN HỌC SINH YẾU LỚP 6 HỌC TỐT MÔN TOÁN

Người viết: Nguyễn Bảo Quốc            Chức vụ: Giáo viên    Tổ: Toán – Tin

 

  1. Thực trạng và nguyên nhân
  2. Thực trạng

1.1. Thuận lợi

– Bản thân là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có nhiều năm giảng day khối 6, luôn được sự tín nhiệm từ đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.

– Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường về mọi mặt như có phòng bộ môn, phòng tin học, thiết bị – đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ.

– Về học sinh có nhiều em rất thích học bộ môn toán cụ thể những năm qua có nhiều học sinh đạt học sinh môn toán cấp huyện, có học sinh đạt giải cuộc thi giải toán trên internet.

– Nhà trường và Ban Đại diện cha mẹ học sinh, mạnh thường quân tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập như tặng tập, xe đạp, học bổng cho học sinh.

1.2. Khó khăn

– Lớp 6 là lớp đầu cấp THCS khối lượng kiến thức nhiều. Đa phần các em học yếu do chưa ý thức học tập, chưa chịu khó học tập ở nhà, không có phương pháp học tập phù hợp.

– Đặc thù muốn học tốt môn toán đòi hỏi các em phải có kỹ năng lập luận, tư duy,…Nhưng phần lớn các em còn ham chơi, nhiều gia đình ít quan tâm đến việc học của các em.

– Trên địa bàn xã có nhiều tiệm game online, nhiều em nghiện game.

– Đa phần học sinh yếu không cố gắng học tập, hỏng kiến thức nhiều, bỏ học nhiều.

– Tuy có nhiều học sinh xếp loại khá, giỏi nhưng chất lượng bộ môn toán trong những năm qua còn thấp.

  1. Nguyên nhân:

– Chưa nắm vững phương pháp học toán.

– Hỏng kiến thức, chán học. Học sinh không nghiên cứu trước bài học khi đến lớp.

– Trốn học, bỏ học nhiều, nghiệm chơi game online.

– Hoàn cảnh gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn, nhiều học sinh sống với ông bà ít được quan tâm.

– Hệ thống câu hỏi, bài tập của một vài giáo viên còn chưa phù hợp cho từng đối tượng học sinh.

– Kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu kém chưa kịp thời, chưa bền vững còn mang tính tự phát.

– Sĩ số học sinh trên lớp tương đối đông, việc kèm cặp cho học sinh yếu trên lớp còn hạn chế.

  1. Giải pháp thực hiện
  2. Đặt ra mục tiêu cần đạt được
  3. Đối với học sinh

– Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng.

– Tích cực học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

– Trong giờ học tập trung nghe thầy cô giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài.

– Xây dựng kế hoạch học tập một cách khoa học.

  1. Đối với giáo viên bộ môn Toán

– Phân loại chất lượng học sinh đầu năm, đặc biệt nắm vững xác định đúng đối tượng học sinh yếu, kém.

– Xây dựng môi trường học tập thân thiện, mỗi giáo viên bộ môn toán có kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, kém đầu năm.

– Trong buổi phụ đạo, giáo viên cần cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bài học, tăng cường rèn kỹ năng tính toán cơ bản. Đảm bảo rõ trọng tâm bài học, giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động và hứng thú hơn, động viên học sinh phát biểu xây dựng bài. Đặc biệt giáo viên phải chú trọng tư vấn phương pháp tự học, phương pháp học tập theo nhóm,..

– Để học sinh đã nắm được khái niệm và kỹ năng giải toán thì giáo viên cần chú ý:

+ Mỗi bài toán phải được thực hiện qua nhiều bước, hướng dẫn và yêu cầu cách thực hiện thành thạo từng bước một.

+ Tổ chức phân dạng bài tập một cách khoa học, chi tiết, cung cấp cho học sinh các dạng bài tập một cách có hệ thống.

+ Soạn thêm nhiều bài tập đơn giản và tương tự cho từng dạng để các em tự làm, qua đó các em được lặp lại nhiều lần, giúp các em dễ khắc sâu kiến thức. Đặc biệt chú ý đến hệ thống các bài tập chứa đựng nội dung kiến thức và kỹ năng cần bù đắp. Khi làm việc riêng với học sinh yếu kém cần để các em tăng cường luyện tập các bài tập vừa theo sức mình.

– Trong quá trình phụ đạo học sinh yếu, kém phải có các bài kiểm tra mức độ tiến bộ của học sinh và thông báo kết quả học tập cho PHHS để có biện pháp nhắc nhỡ, động viên kịp thời.

– Trong một số tiết học giáo viên cần tăng cường lồng ghép giáo dục ý thức học tập cho học sinh.

– Tăng cường dạy học tự chọn theo chủ đề bám sát.

– Phân công học sinh khá, giỏi kèm cặp và giúp đỡ học sinh yếu, kém bằng những bài toán cơ bản, những kỹ năng tính toán cơ bản.

– Khuyến khích học sinh thành lập các nhóm học tập có sự giúp đỡ của giáo viên.

– Thường xuyên kiểm tra, theo dõi mức độ tiến bộ của từng học sinh để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy cho phù hợp.

  1. Đối với phụ huynh

– Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình.

– Giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho học sinh học tập và vui chơi phù hợp.

– Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần.

– Có sự kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho con em trước khi đến trường.

– Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập.

  1. Đối với giáo viên chủ nhiệm

– Tăng cường giám sát việc chuyên cần học tập của học sinh. Phối hợp với giáo viên bộ môn giảng dạy phụ đạo theo dõi sự tiến bộ của học sinh yếu, kém.

– Thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh yếu kém thông báo kịp thời tình hình học tập, rèn luyện của các em và bàn biện pháp phối hợp giúp đỡ.

– Tổ chức các nhóm bạn giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện. Phân công học sinh giỏi giúp đỡ những bạn học yếu, hoàn cảnh khó khăn, không chăm học.

– Động viên, hướng dẫn cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình tránh các em nghiện game, bỏ học.

  1. Đối với Tổ chuyên môn

– Tập hợp danh sách học sinh yếu, kém báo cáo nhà trường.

– Họp tổ chuyên môn để cùng phân tích nguyên nhân, lập kế hoạch khắc phục học sinh yếu, kém.

– Đề xuất với nhà trường về cách khắc phục học sinh yếu, kém.

– Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu, kém”.

– Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém.
– Giao trách nhiệm cho từng giáo viên và báo cáo thường xuyên cho nhà trường.
– Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn báo cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu, kém và những khó khăn trong quá trình phụ đạo để có đề xuất giải pháp phù hợp.

  1. Đối với Ban đại diện CMHS

– Đầu năm Ban đại diện CMHS cần trao đổi, bàn bạc với nhà trường về kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, kém

– Ban đại diện CMHS phối hợp với nhà trường mời phụ huynh có con em học yếu, kém họp bàn về hướng giúp đỡ.

– Ban đại diện CMHS có biện pháp hỗ trợ tập, sách cho học sinh học yếu có hoàn cảnh nghèo, khó khăn (nếu có).

– Ban đại diện CMHS thường xuyên trao đổi với phụ huynh có con em học yếu kém, với giáo viên, với nhà trường nhằm đôn đốc, nhắc nhỡ và động viên các em học tập tốt hơn.

  1. Đối với nhà trường

– Tổng hợp danh sách học sinh yếu, kém theo khối lớp

– Phân công tổ chuyên môn họp tìm biện pháp tối ưu nhất để phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu, kém.

– Duyệt kế hoạch giảng dạy và kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy và học sinh được học tập tốt nhất.

– Thường xuyên kiểm tra công tác phụ đạo học sinh yếu, kém.

– Thường xuyên họp với Ban đại diện CMHS, giáo viên, phụ huynh có học sinh yếu để đánh giá kết quả đạt được, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.

  1. Các giải pháp cụ thể
  2. Hướng dẫn học sinh học ở nhà

– Trên cơ sở kiến thức mỗi bài học trên lớp. Học sinh phải nắm vững các quy tắc, phương pháp, biết dùng ký hiệu toán học vào lời giải.

– Thông qua bài tập mẫu (cơ bản theo chuẩn kiến tức kỹ năng) trên lớp giáo viên giao bài bài tập tự luyện (loại bài tập cơ bản theo chuẩn kiến tức kỹ năng bám sát bài tập mẫu) và hướng dẫn học sinh làm được bài tập ở nhà.

– Tiết học tiếp theo giáo viên có kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành việc học tập ở nhà của học sinh và có giải pháp giúp đỡ kịp thời.

  1. Các giải pháp thực hiện trên lớp

– Giải pháp 1: Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh yếu phải làm phần gì khi soạn bài mới, cần bổ trợ ôn lại những kiến thức gì phục vụ cho bài học. Có thể giáo viên nêu cụ thể các kiến thức cho học sinh ôn lại, để chuẩn bị cho bài học mới.

  • Ví dụ 1: Khi dạy học sinh dạng bài tập áp dụng tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh trong chương I Số Học 6:

Đa số học sinh nhất là học sinh yếu thường cảm thấy khó khăn khi gặp dạng bài tập áp dụng tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh. Để khắc phục tình trạng này, khi dạy học sinh yếu kém giải dạng bài tập này tôi thường làm như sau:

– Cho học sinh viết lại công thức tổng quát các tính chất của phép cộng và phép nhân

– Cho các ví dụ minh họa và nhấn mạnh: Để tính nhanh một tổng có nhiều số hạng ta áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng, khi kết hợp chọn các số hạng cộng lại tròn chục, tròn trăm để kết hợp với nhau; tính nhanh một tích có nhiều thừa số ta áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân và chọn các thừa số nhân với nhau tròn chục, tròn trăm để kết hợp với nhau, tính nhanh một tổng hai hay nhiều nhóm tích ta phải xác định thừa số giống nhau để áp dụng tính chất phân phối.

– Cho học sinh làm các bài tập áp dụng:

Áp dụng tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh:

  1. a) 27 + 39 + 73 = (27 + 73) + 39

=       100  + 39   = 139

  1. b) 4.9.25 = (4.25).9

=   100.9 = 900

  1. c) 17.36 + 17.64 = 17.(36 + 64)

=  17.100 = 1700

  1. d) 25.96 – 25.86 = 25.(96 – 86)

=  25.10 = 250

  • Ví dụ 2: Khi dạy dạng bài tập tính giá trị của một lũy thừa

Đa số học sinh nhất là học sinh yếu, kém thường hay nhầm lẩn khi tính giá trị của một lũy thừa các em thường tính theo cách lấy cơ số nhân với số mũ. Chẳng hạn: 23 = 6; 33 = 9,……. Để khắc phục những sai lầm trên của học sinh tôi làm như sau:

– Cho học sinh đọc lại định nghĩa lũy thừa bậc n của số tự nhiên a

– Cho ví dụ minh họa và nhấn mạnh là lũy thừa có số mũ bao nhiêu thì khi tính giá trị lũy thừa là tích của bấy nhiêu thừa số

– Cho học sinh làm bài tập áp dụng:

Tính giá trị các lũy thừa sau:

  1. 24 = 2.2.2.2 = 16
  2. 33 = 3.3.3 = 27
  3. 43 = 4.4.4 = 64
  4. 104 = 10.10.10.10 = 10000

Ví dụ 3: Trò chơi: “Nhanh tay, nhanh mắt

Trò chơi này được áp dụng được khi dạy ôn tập chương I Số Học 6

Chuẩn bị: những miếng bìa cứng các màu có gắn sẵn các nam châm. Với những miếng bìa này giáo viên có thể ghi tất cả các nội dung cần học sinh quan tâm. Dụng cụ này có thể sử dụng rất nhiều lần.

Tiến hành: Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh chọn đáp án là các số có trên bảng để trả lời câu hỏi.

Ví dụ: Củng cố kiến thức về cách tìm ước, ước chung lớn nhất, bội, bội chung nhỏ nhất

Giáo viên gắn các miếng bìa trên bảng như hình vẽ sau:

 

 

 

 

  1. Tìm các số là ước của 6
  2. Tìm các số là ước của 8
  3. Tìm các số là ước của 9
  4. Tìm bốn số là của 3
  5. Tìm bốn số là của 5
  6. Tìm ƯCLN(6,12)
  7. Tìm BCNN(3,4,12)

III. Hiệu quả và khả năng áp dụng

  1. Hiệu quả

– Việc áp dụng chuyên đề này vào việc tư vấn, giúp đỡ học sinh yếu, kém nắm vững kiến thức, giảng dạy cho học sinh tự rèn luyện giải toán ở nhà là cần thiết, học sinh yêu thích môn học, các em cảm thấy vừa sức và tự tin trong học toán.

– Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản và biết tính toán.

– Phát huy tính tự học ở nhà và soạn bài trước ở nhà của tất cả học sinh.

– Rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh nhằm phát triển tư duy.

– Học sinh yếu có cơ hội thể hiện mình, tự hào hơn về kiến thức mà mình đạt được.

 

 

  1. Dự kiến khả năng áp dụng

– Trên cơ sở chuyên đề “hướng dẫn học sinh yếu kém khối 6 học tốt môn toán” của tôi giáo viên có thể điều chỉnh nội giải pháp cho phù hợp với mỗi lớp và thực hiện.

– Để đạt hiệu quả cao chuyên đề phải thực hiện xuyên suốt trong năm học và tiếp tục duy trì cho những năm tiếp theo.

Phú Ninh, ngày 25 tháng 10 năm 2017

     Người viết

 

 

      Nguyễn Bảo Quốc